Thiết bị mạng đang ngày càng tân tiến hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng Internet của con người. Trong đó, công nghệ kết nối cùng với các thiết bị mạng Wifi đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền văn minh nhân loại ngày nay. Trong thời gian tới, làng công nghệ sẽ chuẩn bị chào đón Wifi 7, một phiên bản kết nối không dây với nhiều tính năng cao cấp hơn so với chuẩn Wifi tiền nhiệm.

Vậy Wifi 7 là gì? Hôm nay chúng ta sẽ cùng Nguyễn Công tìm hiểu về chuẩn kết nối này, cũng như những ưu điểm mà nó mang lại? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Wifi 7 là gì?

Wifi 7 là thế hệ kết nối không dây mới nhất của công nghệ Wifi. Công nghệ kết nối của tương lai này sở hữu những phát triển mới về khả năng, cùng với những cải tiến tinh tế về độ trễ, tăng dung lượng, và mang đến kết nối ổn định và hiệu quả cho người dùng.

Theo như quy chuẩn đặt tên hiện nay, Wifi 6 được gọi là IEEE 802.11ax, còn Wifi 7 sẽ được gọi là IEEE 802.11be. Tương tự như cách thức cũ, Wifi 7 sẽ có khả năng tương thích ngược với các tiêu chuẩn khác của Wifi thế hệ trước. Ngoài ra, đặc điểm nổi bật của thế hệ Wifi thứ 7 chính là khả năng khiến kết nối Ethernet có thể sẽ trở nên chậm chạp và lỗi thời do tốc độ nhanh, sự ổn định cùng với các đặc điểm khác.

Công nghệ Wifi 7 có thể hứa hẹn một khả năng mở rộng băng thông đến 30 Gbps tại mỗi điểm truy cập, tức là gấp 3 lần hơn so với tốc độ 9.6 Gbps của Wifi 6. Trong khi đó, công nghệ kết nối có dây Ethernet tiêu chuẩn hiện nay có tốc độ truyền tải là 10 Gbps. Vậy thì dựa theo tốc độ lý thuyết trên, nếu các thiết bị có hỗ trợ và có thể tương tác được với các bộ phát Wifi 7 có lẽ ngày chúng ta không cần tới kết nối mạng có dây Ethernet đã đến rất gần rồi.

Các ưu điểm của Wifi 7

Tốc độ rất cao

Nếu như mang Wifi 7 so với các thế hệ Wifi hiện tại và trước đây, chuẩn kết nối Internet không dây mới này có khả năng tăng gấp đôi cả băng thông lẫn số lượng Spatial Streams trong MU-MIMO. Bên cạnh đó, theo như dự kiến thì Wifi 7 sẽ được áp dụng phương pháp điều chế mới (MCS) 4K-QAM giúp tăng tốc độ theo như lý thuyết lên 20% so với phương pháp điều chế 1024-QAM trên Wifi 6.

Như vậy, dựa trên lý thuyết thì tốc độ của Wifi 7 có thể đạt được sẽ cao gần gấp 5 lần so với tốc độ hiện tại của Wifi 6, tức là sẽ rơi vào khoảng 46 Gbps.

Các kênh sẽ có độ rộng băng thông lên đến 320 MHz

Chũng như Wifi 6E, Wifi 7 cho phép các thiết bị sử dụng tần số thứ ba để truyền tải không dây. Ngoài tần số 2.4GHz và 5GHz, chúng còn hoạt động ở tần số 6MHz. Vì cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có một vài sản phẩm Wifi được thiết kế cho tần số này nên kết nối 6GHz có khả năng kết nối ít bị gián đoạn và cho tốc độ truyền tải nhanh hơn.

Đối với Wifi 7, chuẩn kết nối này sẽ tăng tốc tần số 6GHz bằng cách cho phép các kênh radio có 320 MHz trên tần số này – rộng gấp đôi so với các kênh 160 MHz trên 5GHz. Các thiết bị dành cho thị trường châu Âu có thể sử dụng một kênh 320 MHz duy nhất vì EU chỉ công bố dải tần từ 5945 đến 6425 MHz cho mạng không dây 6 GHz. Tại Hoa Kỳ, phổ tần rộng hơn từ 5925 đến 7125 MHz, đó là lý do tại sao ba kết nối Wi-Fi với kênh 320 MHz có thể truyền song song trên 6GHz mà không bị nhiễu.

Công nghệ OFDMA được nâng cấp

OFDMA – viết tắt của cụm từ Orthogonal Frequency Division Multiple Access đã xuất hiện trên Wifi 6. Đây là công nghệ giúp ổn định cũng như tối ưu hóa tốc độ truyền tải cũng như phân bố tài nguyên. Thế nhưng ở những phiên bản trước, OFDMA đã không thể phát huy được hết tác dụng của mình. Đầu tiên là nó chỉ cấp phát cho duy nhất một đơn vị tài nguyên RU và thứ hai là nó không hỗ trợ các liên kết trực tiếp giữa những máy khách mà sẽ phải thông qua AP.

Còn khi được áp dụng vào Wifi 7, OFDMA đã được nâng cấp và cải tiến rất nhiều và giải quyết được triệt để các vấn đề trên. Giờ đây, mỗi máy khách đều có thể gán được nhiều RU, điều này giúp tránh lãng phí, giảm băng thông khi không có nhiều máy khách kết nối.

Wifi 7 với MU-MIMO

Một trong những phát triển mới giúp cải thiện khả năng của 802.11a là MIMO. Và Wifi 7 cũng không phải là ngoại lệ, và nó sử dụng công nghệ MU-MIMO với 16 luồng (spatial streams) trên toàn bộ máy khách đang kết nối vào điểm truy cập. 

Cải tiến này giúp cho băng thông lý thuyết được tăng lên hai lần, tuy nhiên thực tế có thể không đạt được như vậy do tất cả các luồng trên AP đều được kết nối với một máy chủ và sử dụng cùng một cách thức để đơn giản hóa sự phức tạp.

Ngoài ra, khi sử dụng nhiều luồng kết nối sẽ dẫn đến hiện tượng Sounding overhead khiến cho việc đo đạc các thuộc tính kênh bị gián đoạn, vấn đề này vẫn đang được bàn luận để có cách khắc phục.

MLO (Multi-Link Operation) là một tính năng cần thiết giúp cân bằng tốc độ tải và kết hợp nhiều kênh trên nhiều tần số khác nhau mang lại hiệu suất tốc độ tốt nhất. Giải thích dễ hiểu hơn thì Router Wifi 7 có thể dùng linh hoạt tất cả mọi băng tần và kênh có sẵn, tránh việc bị nhiễu băng tần và cải thiện tốc độ kết nối.

QAM cao hơn

QAM (Quadrature Amplitude Modulation) là phương pháp gửi và nhận dữ liệu dưới dạng sóng tần số vô tuyến. Nó càng cao, bạn càng có thể thêm nhiều thông tin. Wifi 7 hỗ trợ 4K-QAM, Wifi 6 hỗ trợ 1024-QAM và Wifi 5 được giới hạn ở 256-QAM.

Mức tăng tiềm năng rất phức tạp bởi cường độ tín hiệu, nhiễu nền và nhiễu. Vì vậy, khi QAM tăng lên, phạm vi giảm xuống và bạn cần tín hiệu mạnh hơn. Vì vậy, bước nhảy vọt lên lên tới 1024-QAM của Wifi 6 giúp tăng tốc độ dữ liệu tăng khoảng 25% so với Wifi 5. Bước nhảy vọt của Wifi 7 lên 4K-QAM có nghĩa là hiệu suất cao nhất sẽ tăng khoảng 20%.

Khi nào sẽ có Wifi 7?

Hiện tại, TP-Link đã bắt đầu cho ra mắt dòng sản phẩm bộ định tuyến Wifi 7, bao gồm Archer BE900 với bốn băng tần, có thiết kế hình chữ X vô cùng đặc biệt cùng hệ thống đèn LED có thể tùy chỉnh cùng với màn hình cảm ứng cao cấp. Thiết bị này có hai cổng 10 Gbps, bốn cổng 2.5 Gbps và tốc độ kết hợp giữa các băng tần lên đến 24 Gbps. 

Router hỗ trợ Wifi 7 TP-Link Archer BE900 

Về phía nhà sản xuất chip nổi tiếng Qualcomm, họ cũng đã sở hữu chipset Wifi 7 cùng nền tảng Network Pro Series, có khả năng cung cấp kết nối bốn băng tần cùng lúc với tốc độ lên tới 33 Gbps trên 16 luồng. Các bên đối tác cũng đã làm việc với Qualcomm để đưa con chip Wifi 7 vào các thiết bị của họ. 

Tuy nhiên ngay cả khi Wifi 7 xuất hiện thì nó cũng không phải là dấu chấm hết dành cho thế hệ Wifi 6. Cả hai chuẩn kết nối này sẽ cùng nhau tồn tại để bổ sung cho nhau trong tương lai. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *